MẠNG CON CHẲNG CÓ LÀ BAO

Đăng bởi Thích Thiện Định vào lúc 17/08/2017
MẠNG CON CHẲNG CÓ LÀ BAO

Mạng con chẳng có là bao. Mạch Nguồn gìn giữ mai sau trường tồn!

------

Thưa quý độc giả và Phật tử gần xa,

Vừa qua, Phật tử Trần Ngọc Vũ có gửi về cho Ban quản trị lá thư, mong muốn chia sẻ tấm lòng của mình, mong nhiều người Giác ngộ được lời dạy chân thật của Đức Phật Thích Ca từ hơn 2.500 năm qua. Chúng tôi xin trích nguyên văn bài viết của Phật tử Trần Ngọc Vũ, xin được chia sẻ cùng quý độc giả và Phật tử gần xa:

KÍNH THƯA QUÝ ĐỌC GIẢ GẦN XA.

TÔI LÀ TRẦN NGỌC VŨ, SINH NĂM 1981. CƯ NGỤ 232 HOÀNG QUỐC VIỆT, QUẬN NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ.

SAU ĐÂY, TÔI XIN ĐƯỢC NÓI LÊN LỜI CHÂN THẬT BẰNG NƯỚC MẮT XUẤT PHÁT TỪ ĐÁY LÒNG, ĐỂ NÓI ĐẾN CHỖ SÂU MÀU DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI THẬT SỰ CÓ DUYÊN VỚI PHÁP MÔN THIỀN TÔNG NÀY, ĐỂ HỌ ĐƯỢC HIỂU BIẾT RÕ RÀNG CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT, TỨC LÀ KHÔNG CHỨNG, KHÔNG ĐẮC GÌ CẢ MÀ CHỈ BIẾT TRỞ VỀ PHẬT GIỚI CHÍNH, LÀ QUÊ HƯƠNG CHÂN THẬT CHÍNH MÌNH CHỈ VẬY THÔI.

Thưa mọi người,

Số lượng người tu theo Đạo Phật hiện nay rất đông. Có lẽ vì số lượng quá đông đảo như vậy nên người đến với Đạo Phật cũng chia ra làm nhiều mục đích. Có người đến với Đạo Phật để được từ bi, hỷ xả. Có người lại đến với Đạo Phật vì thích thần thông, phép màu, một số đến với Đạo Phật vì những lý do khác… nhưng vẫn có một số ít người lại đến với Đạo Phật vì thấy sự khoa học và thực tế của đạo này. Một số ít hiếm hoi còn sót lại là để học cách giác ngộ và giải thoát.

Đức Phật biết con người đến với Đạo của Ngài vì nhiều mục đích, vì thế để Đạo Phật được trường tồn đến ngày hôm nay, Ngài phải dạy cho hậu thế tất cả 6 pháp môn chánh. Trong đó, 5 pháp môn tu theo vật lý, có thành tựu chứng đắc trong sinh tử luân hồi, Ngài dạy trong khoảng thời gian 45 năm đầu dạy đạo.

Vì sao nói tu theo vật lý?

Vì 5 pháp môn này dùng thân và tâm vật lý, dụng công tu hành để thành tựu của vật lý và có chứng, có đắc. Vì có chứng, có đắc nên bắt buộc phải giữ lấy, nên không thể Giải thoát được. Do vậy, bắt buộc phải tuân theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt.

Trong 4 năm dạy đạo sau cùng, tức năm thứ 46-49, Ngài dạy 1 pháp môn không sử dụng vật lý, tức pháp môn Thanh tịnh Thiền (sau này đổi tên thành Thiền Tông), để giúp những người tu theo Đạo Phật mong muốn được Giác ngộ và Giải thoát. Từ đó, đưa người tu theo Đạo của Ngài trở về với quê hương chân thật của chính mình (Phật Giới), đây cũng chính là hoài bão của Đức Phật khi Ngài đến với thế giới này. Nhưng vì con người bị hút quá chặt vào vật lý nên Ngài phải dạy 5 pháp môn theo vật lý để Đạo của Ngài được trường tồn, để sau này pháp môn Thiền Tông nương vào Đạo Phật để bùng lên.

Vì sao tu theo pháp môn Thiền Tông có thể giúp con người vượt ra khỏi qui luật Sinh tử luân hồi?

Bởi vì pháp môn này, Đức Phật dạy người tu không dùng bất cứ thứ gì trong vật lý để tu cả, mà chỉ nhận về Phật Tánh của chính mình và sống được với Phật Tánh đó là giải thoát. Nếu người nào dùng vật lý để tu thì phải đi theo tính chất sinh diệt của nó, vì vậy nếu ai muốn giải thoát mà dùng vật lý để tu thì cũng giống như “Một con chim muốn vươn cánh bay lên mà lại lấy dây buộc chân của mình lại vậy, không bao giờ bay lên được”.

Phật tánh là cái như như chân thật của mỗi con người, vì thế Đức Phật gọi là “Bản Lai Diện Mục” của mỗi người, nó là tánh tự nhiên, trùm khắp trong càn khôn vũ trụ, nó không sinh, không diệt, chẳng có trước sau, hơn nữa nó cũng không phải một vật, nên dù có dụng công thế nào đi chăng nữa nó cũng chẳng hiển lộ ra…

Theo Huyền Ký của Đức Phật, Mạch nguồn Thiền Tông sẽ bùng lên ở Đất Rồng vào thế kỷ 20, chính là khoảng thời gian này. Vậy đây là cơ hội ngàn vàng cho những người có duyên tu theo Đạo Phật mà mong muốn được Giác ngộ và Giải thoát để có thể trở về quê hương chân thật của chính mình, để không còn bị trầm luân trong sinh tử luân hồi nữa. Qua những lời Huyền Ký của Thế Tôn, ta thấy được sự cao quý của Pháp môn Thiền Tông này đối với những người muốn Giác ngộ và Giải thoát. Sự quý báu đó, không ngôn từ nào của thế giới này có thể dùng để diễn tả nó được, những người cảm nhận được sư cao quý của nó thì nước mắt cứ tuôn mãi không thôi. Đức Phật dạy:

Thân người khó được
Phật pháp khó nghe
Như con rùa mù
Ngàn năm một lần
Chòi lên mặt nước
Gặp được bọng cây!

Điều đó cho thấy chúng ta đã may mắn biết bao nhiêu, khi đã một lần sinh ra đúng vào nơi có lưu truyền chánh pháp của Ngài, và tự hỏi liệu chúng ta đi vào sinh tử luân hồi vô số lần nữa thì sẽ có được cơ hội gặp lại như lần này không. Vậy nên với tấm lòng chân thành tôi, mong mọi người ai đã hiểu được sự thâm sâu qua lời dạy của Ngài hãy cùng tôi gìn giữ Mạch Nguồn Thiền Tông tuyệt quý này, còn những ai sẽ có duyên gặp được pháp môn Thiền Tông hãy kiên trì, nhẫn nại tìm hiểu thật kỹ, rồi các bạn sẽ nếm được mùi vị tuyệt đỉnh của nó. Đức Phật nói:

“Dù làm Vua cõi Người, hay làm Chúa cõi Trời, nếu đem so với người đã nhận được Phật Tánh của chính mình thì cũng như người bần cùng nghèo khó mà thôi”.
Như vậy, Ngài muốn nói cho chúng ta biết rằng Phật tánh của chúng ta rất quý và trong mỗi con người ai cũng như ai, từ người giàu sang quyền quý nhất trên trần đời này đến người bất hạnh nhất, đều có cho riêng mình viên ngọc quý là Phật Tánh của người đó cả, ai muốn giải thoát thì lấy “viên ngọc” của mình ra mà xài, không cần phải đi cầu xin lạy lục người này, người kia mà chẳng có kết quả gì. Mọi người ai cũng như mình, đều nằm trong thế giới nhân quả, đều phải chịu nghiệp vay trả ở kiếp luân hồi này, vậy chúng ta đi cầu xin lạy lục với nhau làm gì? Thân của người ta còn lo chưa xong thì nói gì đến việc người ta lo được cho mình, vậy thử hỏi mình đi lạy ai đó cùng ở trong nhân quả này thì họ có giúp gì được cho mình không? Chỉ có những người mang lòng tham vô tận của mình để đi tìm kiếm vật chất, tiền tài, danh lợi rồi bị những thứ vật chất đó trói chặt lại mới bị lọt vào con đường vô minh, tức thiếu hiểu biết. Ngày nào còn đi cầu xin lạy lục ông này bà nọ, đem lòng tham của mình xin được trói buộc vào vật chất, danh lợi, thì thử hỏi ngày đó có giải thoát được không? Còn những người tu chưa hiểu biết rõ ràng “con đường Giải thoát” hay tu theo pháp môn nào được Giác ngộ, lại dùng cái tánh Người của mình để tưởng tượng ra đủ điều toàn là lường gạt biết bao nhiêu người ngu khờ. Những người này cho rằng mình tu được thành tựu, có chứng đắc là tu Giải thoát. Cho nên ngày nào họ cũng dụng công ngồi thiền, sử dụng cái Tưởng của tánh người, đè ép cho cái suy nghĩ lăng xăng của mình đến không còn suy nghĩ nữa, như vậy sẽ lòi ra được cái Phật tánh thanh tịnh của chính họ. Đức Phật nói những người này chẳng khác nào “tự mình thích nấu cát mà muốn nó thành cơm vậy”. Và như thế cũng có khác gì tự mình lấy dao cắt cổ mình?

Cái suy nghĩ lăng xăng và cái tưởng vốn là của con người, nó vốn là như vậy. Nếu mình biết rất rõ ràng cái gì là chân thật của chính mình thì đừng ham muốn chạy theo 16 thứ tánh người để “Tưởng” ra hành động, rồi chạy theo nó để tạo nghiệp thiện hay ác, thì làm gì cái vọng tưởng vô minh nó cuốn hút mình được. Tại vì con người sống với cái chân thật của chính mình thì thấy mình chịu nhiều thiệt thòi hơn những người khác nên con người đâu chịu muốn sống như vậy phải không? Còn sống bình thường, sống bình đẳng với mọi người, sống giản dị để không còn bị trói buộc, không còn dính mắc với bất cứ thứ gì ở nơi thế giới vật lý này, để được trở về nguồn cội của chính mình thì không ai chịu phải không? Mà thay vào đó người ta dùng tánh người của mình để phân biệt rồi ham muốn chạy theo cái vọng Tưởng cũng của tánh người để được thỏa mãn sở thích: đẹp, giàu, sang, danh, lợi, địa vị, vật chất. Nói những chuyện không thật để được cái Tôi, cái Ngã, Chấp để đi khoe khoang với người khác, đi lường gạt những người ngu khờ để được họ cung phụng tiền, vật chất để làm lợi ích cho mình.

Hơn thế nữa, nhiều người còn ham muốn tuyên truyền mê tín dị đoan, thích làm ông Thần, bà Thánh thì hãy tự hỏi mình làm sao giải thoát ???

Đức Phật có dạy:

Ai mà lấy sắc cầu ta, lấy âm thanh cầu ta
Người ấy hành đạo tà, chẳng thấy Như Lai chỉ thấy ma.

Hay:
Đạo Phật lẽ thật nơi ta
Ngoài ta tìm Phật ắt theo tà
Theo tà phải đi trong lục đạo
Đi trong lục đạo biết kiếp nào ra.

Hay:
Đạo Phật là Đạo Thích Ca
Cầu xin lạy lục là ma dạy người.
Thiền Tông Huyền Ký quyển Mười.
Bùng ngay Mạt Pháp đất Rồng Long An.
Mọi người ơi!!!.

Thôi, Buông, Dừng, Dứt, hãy quay về với cái chân thật tự nhiên sẵn có của mình, để không còn khổ đau, buồn phiền, không bị ai lường gạt mình nữa. Mình phải kiên quyết một lòng, quyết tâm làm tròn bổn phận của một con người chân chính. Hãy quay về với công việc mưu sinh hằng ngày và làm tròn trách nhiệm của một người Cha, người Chồng, người Vợ, người Mẹ hay người Con, chỉ thế thôi. Tập sống quen với cái Tánh chân thật của chính mình, lúc nào mình cũng sống với cái Tánh tự nhiên chân thật ấy thì làm gì có xuất hiện giả dối. Nếu không có giả dối thì làm gì có 16 thứ Tánh người xen vào, đã sống quen với cách sống bình thường thì làm gì có phân biệt, đã không còn phân biệt thì làm gì còn ham muốn đẹp, xấu, giàu, nghèo, hơn, thua, tiền, tài, danh, lợi, địa vị, vật chất, cái tôi, rồi mê tín dị đoan… Thì hóa ra chẳng cần cầu thần linh ban phước, giáng họa cho ai nữa.

Khi con người đã quen sống với Tánh chân thật và sống quen với cách sống bình thường thì lúc nào cũng biết, thì vật lý cũng sẽ tự nhiên rời xa mình thôi vì nó không còn bám được vào mình nữa, những người này ngay lập tức sẽ cảm nhận được cái thanh tịnh của Tự Tánh cũng là Tánh tự nhiên của mình. Cảm nhận đó như thế nào thì tự người đó biết thôi. Nếu có duyên giúp cho những người khác sống được như mình và người được trợ giúp đó cũng sống quen với Tự Tánh, không còn dính mắc bất cứ thứ gì ở nơi thế giới vật chất này để họ được trở về nguồn cội của chính mình, thì đó cũng chính là tạo công đức cũng chính hành trang trở về Phật giới của mình.

Tổ Huệ Năng có dạy:

“Phật Tánh chân thật của mỗi người nó không phải là một vật”, mà nếu đã không phải là một vật thì không thể nào nói như thế này hay như thế kia được, v.v…

TÔI CÓ LÀM BÀI KỆ 38 CÂU: KÍNH XIN TRÌNH

Phật Tánh ở mỗi con Người
Thấy, Nghe, Nói, Biết rõ ràng vậy thôi
Không Tưởng, không Tôi, không tạo nghiệp
Thử hỏi làm sao trả nghiệp trần

Tùy duyên trợ giúp Nhân lành
Để người không dính ảo trần là quê
Ai còn Tưởng dụng công mê
Quan tài lo sẵn dứt trần chôn luôn

Nếu ai hiểu được lệ tuôn
Muốn về quê cũ đến tìm Thiền Tông
Thiền Tông không tưởng, không mong
Không cầu, không khẩn, không tìm cái Tôi

Thiền Tông PHẬT bảo nên Thôi
Thôi Tìm, Buông Kiếm là an phận mình
Nếu Ai biết được chỉ nhìn
Không gì để dính sẽ về vô sanh

Thiền Tông không luận, không tranh
Luận tranh càng dữ, tử sanh càng nhiều
Ngọc Vũ xin nói bao điều
Mong nhiều người hiểu, biết về quê xưa.

Chỉ Dừng phân biệt, hơn thua.
Không gì dính mắc lời xưa Phật truyền.
Thiền Tông phổ biến khắp Miền.
Duyên ai gìn giữ quyết truyền hậu lai.

Khánh Vân, Vũ, Hải từ nay.
Một lòng kiên quyết giúp ai ngộ Thiền.
Xin Ngài an dạ mãi yên.
Chúng con quyết giữ Nguồn Thiền đời sau.

Mạng con chẳng có là bao.
Mạch Nguồn gìn giữ mai sau trường tồn.
Chúng con quyết trí làm tròn.
Đền ơn Soạn Giả phổ truyền Năm Châu.

Chúng con dù ở nơi đâu.
Một lòng, một dạ khắc sâu lời truyền.
Dù cho đang ở khắp Miền.
Nguồn Thiền chảy mãi không giờ dừng đâu.

Nhớ hoài Ngài dặn khắc sâu.
Giữ Tâm trong sạch đời sau lưu truyền.

RẤT MONG NHỮNG NGƯỜI CÓ DUYÊN HIỂU BIẾT RÕ RÀNG MỘT LÒNG KIÊN QUYẾT THỰC HIỆN THEO PHÁP MÔN THIỀN TÔNG NÀY TỨC LÀ KHÔNG CÒN MÊ TÍN DỊ ĐOAN, BIẾT VÔ TRỤ VẬT CHẤT, KHÔNG TU, KHÔNG CHỨNG, KHÔNG ĐẮC GÌ CẢ MÀ CHỈ ĐỂ TRỞ VỀ PHẬT GIỚI …

Phật tử TRẦN NGỌC VŨ.

 

Tags :

PHẬT TỬ
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: